Khái niệm về đầu tư vàng – Kênh trú ẩn dài hạn và đầu cơ thời đại mới
Xin chào cả nhà, lại là Trade Việt Stock đây! Hôm nay, ta sẽ tiếp tục series nhập môn đầu tư và các khái niệm về đầu tư vàng. Giá vàng bị ảnh hưởng như thế nào bởi tâm lý đám đông và các chính sách vĩ mô? Làm thế nào để những nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta có thể tránh được tình trạng “đu đỉnh” vàng và vẫn có thể kiếm được lợi nhuận từ việc đầu tư vào vàng?

i. Các yếu tố ảnh hưởng giá vàng
1. Chính sách kinh tế
Chính sách tài khóa bao gồm các quyết định về thuế, chi tiêu công, và vay mượn của chính phủ. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và giá vàng theo các cách sau:
a. Chi tiêu công và thâm hụt ngân sách:
Khi chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế, điều này thường dẫn đến sự gia tăng thâm hụt ngân sách. Khi chính phủ phải vay mượn nhiều hơn, có thể dẫn đến lo ngại về sự mất ổn định tài chính, từ đó làm giảm giá trị của đồng tiền quốc gia. Vàng, được coi là tài sản an toàn, sẽ trở thành lựa chọn phổ biến của các nhà đầu tư, làm tăng nhu cầu và đẩy giá vàng lên.
b. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát:
Chính phủ có thể sử dụng chi tiêu công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, lạm phát cũng có thể gia tăng. Khi giá trị đồng tiền suy giảm do lạm phát, vàng lại trở thành công cụ bảo vệ tài sản, khiến nhu cầu đối với vàng tăng lên.
Các yếu tố vĩ mô như tỷ giá hối đoái, lãi suất, và lạm phát cũng tác động trực tiếp đến giá vàng.
c. Lãi suất và chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), có ảnh hưởng lớn đến giá vàng. Khi Fed giảm lãi suất hoặc thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ (QE), đồng USD mất giá, khiến vàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn, đẩy giá vàng tăng.
Ngược lại, khi Fed tăng lãi suất, đồng USD trở nên mạnh hơn và vàng giảm giá vì vàng không sinh lời trong khi lãi suất cao khiến các kênh đầu tư khác trở nên hấp dẫn hơn.
d. Mỹ và đồng USD:
Vàng được giao dịch chủ yếu bằng đồng USD, do đó mọi thay đổi trong chính sách của Mỹ, đặc biệt là các quyết định của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng.
Khi Fed thay đổi lãi suất, các nhà đầu tư toàn cầu sẽ điều chỉnh chiến lược đầu tư của mình, và điều này tác động mạnh mẽ đến giá vàng. Nếu Fed cắt giảm lãi suất hoặc thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, giá trị đồng USD giảm, dẫn đến việc tăng giá vàng.
e. Chiến tranh và bất ổn chính trị:
Mỹ là một quốc gia có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế. Khi Mỹ tham gia vào các cuộc xung đột quân sự hoặc có sự thay đổi lớn về chính trị, chẳng hạn như căng thẳng giữa Mỹ và các quốc gia lớn khác (như Trung Quốc, Nga), các nhà đầu tư thường tìm đến vàng như một tài sản an toàn.
Ví dụ
- Cuộc khủng hoảng tài chính 2008: Khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra và các ngân hàng trung ương (bao gồm Fed) cắt giảm lãi suất mạnh mẽ và thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ (QE), giá vàng đã tăng mạnh. Điều này là do nhà đầu tư lo ngại về sự mất giá của đồng USD và tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn.
- Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, thị trường vàng cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các nhà đầu tư lo ngại về tác động của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu và tìm đến vàng như một biện pháp bảo vệ tài sản khỏi rủi ro.

2. Tâm lý thị trường
Trong các khái niệm về đầu tư vàng thì nắm bắt tâm lý thị trường rất quan trọng bởi vì vàng thường được coi là tài sản an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế, chính trị, hay khi có những biến động lớn trên thị trường. Những yếu tố tâm lý sau đây có thể làm thay đổi nhu cầu và giá vàng:
a. Tâm lý lo ngại suy thoái:
Khi nền kinh tế toàn cầu hoặc trong nước có dấu hiệu suy thoái, nhà đầu tư thường lo ngại về sự mất giá của các tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu. Vàng, vốn được xem là “nơi trú ẩn” an toàn, sẽ trở thành lựa chọn của các nhà đầu tư tìm kiếm bảo vệ tài sản khỏi các biến động bất lợi trên thị trường. Những lo ngại về suy thoái kinh tế sẽ làm tăng nhu cầu đối với vàng, đẩy giá vàng lên.
Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi các nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái, vàng tăng giá mạnh do tâm lý lo ngại và sự gia tăng nhu cầu vàng như một kênh an toàn.
b. Tâm lý lo ngại về lạm phát:
Khi có dấu hiệu lạm phát cao, đồng tiền mất giá, nhà đầu tư sẽ tìm đến vàng như một công cụ bảo vệ giá trị tài sản. Vàng đã được chứng minh là có khả năng giữ giá trị trong thời kỳ lạm phát cao, vì vậy khi có dấu hiệu lạm phát gia tăng, tâm lý thị trường sẽ thúc đẩy người dân và các nhà đầu tư chuyển sang vàng, khiến nhu cầu vàng tăng và đẩy giá vàng lên.
c. Tâm lý hoảng loạn:
Tâm lý hoảng loạn trong các giai đoạn khủng hoảng, chiến tranh, hoặc bất ổn chính trị có thể làm thay đổi nhu cầu vàng. Khi có bất ổn lớn, như chiến tranh, khủng hoảng tài chính hoặc sự thay đổi chính trị đột ngột, nhà đầu tư lo sợ sự mất giá của đồng tiền và các tài sản tài chính khác.
Vàng sẽ là tài sản được tìm đến để bảo vệ tài sản khỏi sự rủi ro. Chẳng hạn, trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, khi có sự bất ổn lớn, các nhà đầu tư đã đổ xô vào vàng như một biện pháp bảo vệ tài sản, khiến giá vàng tăng mạnh.
d. Tâm lý “đua đỉnh” và sự lan tỏa:
Khi giá vàng tăng liên tục và tạo ra kỳ vọng về một xu hướng tăng giá bền vững, một số nhà đầu tư có thể bị cuốn vào tâm lý “đua đỉnh”, tức là mua vàng vì kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng. Sự gia tăng đầu tư vào vàng do tâm lý đám đông có thể khiến giá vàng tăng cao hơn nữa trong một khoảng thời gian ngắn, tạo ra một “bong bóng vàng”.
Tuy nhiên, khi tâm lý này thay đổi và sự hưng phấn giảm xuống, giá vàng có thể giảm mạnh.
e. Tâm lý sợ hãi và kỳ vọng về sự bất ổn:
Khi các yếu tố vĩ mô, như biến động tỷ giá, chính trị, hay sự bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu, gây lo lắng cho các nhà đầu tư, họ có xu hướng tìm kiếm tài sản ổn định như vàng.
Khi có những sự kiện bất ngờ xảy ra, ví dụ như một cuộc khủng hoảng chính trị hoặc sự kiện thiên tai, vàng sẽ là lựa chọn an toàn, và khi đó giá vàng sẽ phản ánh sự gia tăng nhu cầu từ các nhà đầu tư lo ngại.
ii. Chu kỳ biến động của giá vàng
1. Chu kỳ đảm đạm/giảm giá
Trong các khái niệm về đầu tư vàng thì chu kỳ biến động rất quan trọng. Nếu không nắm được chu kỳ tăng/giảm giá thì rất có thể bạn sẽ “đu đỉnh”. Giá vàng có những giai đoạn cực kỳ ảm đạm, thậm chí là giảm mạnh trong suốt chiều dài lịch sử kể từ khi Mỹ bỏ đi bản lệ vàng.
Giai đoạn 1980 – 1999: Giá vàng giảm mạnh
- Nguyên nhân: Sau đỉnh cao kỷ lục gần 850 USD/ounce vào năm 1980, giá vàng bắt đầu giảm mạnh trong suốt những năm 1980 và 1990 do sự ổn định kinh tế, giảm lạm phát và các chính sách tiền tệ toàn cầu ổn định.
- Thời gian: Từ 1981 đến cuối thập kỷ 1990, giá vàng giảm mạnh, xuống dưới 300 USD/ounce vào cuối những năm 1990.

Giai đoạn đầu 2008 – 2009: Thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu
- Nguyên nhân: Mặc dù giá vàng tăng mạnh vào năm 2008 do khủng hoảng tài chính, nhưng vào năm 2009, thị trường đã ổn định lại và vàng bắt đầu đi ngang khi các biện pháp cứu trợ của các ngân hàng trung ương có hiệu quả.
- Thời gian: Giai đoạn từ cuối 2008 đến 2009, giá vàng dao động quanh mức 800 – 1.000 USD/ounce.
Giai đoạn 2011 – 2015: Giá vàng giảm sau đỉnh cao
- Nguyên nhân: Sau khi đạt đỉnh kỷ lục hơn 1.900 USD/ounce vào năm 2011, giá vàng giảm mạnh khi nền kinh tế phục hồi và các ngân hàng trung ương giảm nới lỏng tiền tệ.
- Thời gian: Từ năm 2012 đến 2015, giá vàng giảm từ 1.800 USD/ounce xuống khoảng 1.050 USD/ounce vào năm 2015.

Giai đoạn 2017 – 2019: Giá vàng đi ngang ảm đạm trước đại dịch
- Nguyên nhân: Thị trường vàng trong giai đoạn này chủ yếu dao động nhẹ trong phạm vi từ 1.200 đến 1.350 USD/ounce, khi không có nhiều biến động kinh tế lớn. Các yếu tố như chính sách tiền tệ thận trọng của các ngân hàng trung ương và sự ổn định của nền kinh tế khiến giá vàng không có sự bứt phá rõ rệt.
- Thời gian: Từ 2017 đến 2019, trước khi giá vàng bắt đầu tăng mạnh vào năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19.

2. Chu kỳ tăng giá
Chu kỳ Tăng trưởng 1971 – 1980: Sự bắt đầu của đợt tăng giá kỷ lục
Nguyên nhân: Sau khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon quyết định rời bỏ chuẩn vàng (Bản vị vàng) vào năm 1971, giá vàng bắt đầu tăng mạnh do lo ngại về lạm phát và sự suy yếu của đồng USD.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và tình hình chiến tranh Việt Nam cũng góp phần làm tăng giá vàng từ mức dưới 40 USD/ounce đã tăng vọt lên khoảng 850 USD/ounce vào năm 1980, đạt mức cao kỷ lục thời bấy giờ.
Chu kỳ Tăng trưởng 2001 – 2007: Sự phục hồi mạnh mẽ đầu thế kỷ 21
Nguyên nhân: Sau khi giá vàng giảm mạnh trong những năm 1990, thị trường vàng bắt đầu phục hồi từ năm 2001. Nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều biến động, cùng với sự gia tăng nhu cầu vàng từ các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ.
Thêm vào đó, việc giảm giá đồng USD và bong bóng nợ bất động sản tại Mỹ khiến tâm lý thị trường tiêu cực rằng sẽ có 1 cuộc khủng hoảng. Giá vàng tăng từ khoảng 270 USD/ounce lên hơn 800 USD/ounce.
Chu kỳ Tăng trưởng 2009 – 2011: Sư suy yếu của nền tài chính toàn cầu
Nguyên nhân: Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, dù rằng các ngân hàng trung ương trên thế giới đã triển khai các chính sách kích thích tài chính, nhìn chung thì thị trường và cả nền kinh tế toàn cầu vẫn còn yếu và tiềm tàng rủi ro bởi vì khủng hoảng 2008 là 1 trong con đại suy thoái lớn nhất toàn cầu.
Giá vàng tăng từ khoảng 800 USD/ounce lên 1.900 USD/ounce vào năm 2011, thiết lập mức đỉnh kỷ lục thời kỳ đó.
Chu kỳ Tăng trưởng 2015 – 2020: Tăng giá nhờ khủng hoảng toàn cầu và đại dịch COVID-19
Nguyên nhân: Sau giai đoạn đi ngang kéo dài từ 2013 đến 2015, giá vàng bắt đầu phục hồi vào cuối 2015 nhờ các yếu tố như sự không chắc chắn về nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các cuộc xung đột thương mại. Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, tâm lý lo ngại suy thoái toàn cầu dâng cao.
Từ 2015 đến 2020, giá vàng đã tăng từ khoảng 1.050 USD/ounce lên gần 2.000 USD/ounce vào tháng 8 năm 2020.
Chu kỳ Tăng trưởng 2023 – 2025: Giá vàng tăng mạnh
Nguyên nhân: Các yếu tố địa chính trị, như cuộc chiến Ukraine và chiến tranh thương mại làm cho giá vàng tiếp tục tăng.
iii. Phương pháp đầu tư vàng
1. Safe Haven
Safe Haven trong khái niệm đầu tư vàng chính là mua tích lũy như 1 kênh trú ẩn. Đây là phương pháp đầu tư chủ yếu dành cho những người có chiến lược dài hạn và muốn bảo vệ tài sản trước những biến cố kinh tế, tài chính, chính trị toàn cầu, hoặc chỉ đơn giản là muốn lưu trữ tài sản trong dài hạn như thế hệ trung niên và người lớn tuổi ở Việt Nam hay các nước Á Đông.
Safe Haven không nhằm mục đích “lướt sóng” kiếm lời trong ngắn hạn mà tập trung vào việc duy trì giá trị tài sản trong các thời kỳ, đặc biệt là giai đoạn bất ổn.
2. Đầu cơ – Trading
Nếu Safe Haven là chiến lược phòng thủ, thì đầu cơ vàng (trading) là chiến lược tấn công trong đầu tư. Phương pháp này không dựa vào việc nắm giữ vàng dài hạn mà hướng đến lợi nhuận nhanh thông qua việc mua – bán vàng theo các biến động ngắn hạn của thị trường.
Đầu cơ vàng là việc tận dụng các biến động giá trong thời gian ngắn (từ vài giờ, vài ngày đến vài tuần) để mua thấp – bán cao hoặc bán cao – mua lại thấp (short sell) nhằm kiếm lợi nhuận chênh lệch. Hình thức này phổ biến trên thị trường Forex và CFDs vàng, nơi cho phép sử dụng đòn bẩy tài chính để khuếch đại lợi nhuận – đi kèm với rủi ro cao.

Khi đầu cơ vàng, công cụ phổ biến nhất là giao dịch cặp XAU/USD trên các nền tảng Forex hoặc CFD. Khác với việc mua vàng vật chất, hình thức này không yêu cầu bạn phải sở hữu vàng thật mà chỉ cần ký quỹ một phần vốn nhỏ. Phần còn lại được hỗ trợ bởi đòn bẩy – một công cụ tài chính cho phép bạn kiểm soát một giá trị giao dịch lớn gấp nhiều lần số tiền thực có trong tài khoản.
Ví dụ đơn giản: nếu bạn muốn mở một vị thế 1 lot vàng (tương đương 100 ounce) tại mức giá 2.000 USD/ounce, thì tổng giá trị lệnh là 200.000 USD. Với đòn bẩy 1:100, bạn chỉ cần ký quỹ 2.000 USD để vào lệnh đó. Mỗi khi giá vàng biến động 1 USD, bạn sẽ lãi hoặc lỗ 100 USD. Điều này có nghĩa là nếu giá chỉ đi ngược 20 USD – một mức dao động không quá lớn trong ngày – thì bạn đã mất toàn bộ phần ký quỹ ban đầu.

Giá vàng có tính ổn định tương đối so với các tài sản rủi ro như cổ phiếu hay tiền mã hóa. Biến động trong ngày thường nằm trong khoảng 20 đến 50 USD, tương đương 1% đến 2.5% khi tính trên mức giá trung bình 2.000 USD/ounce. Trong các phiên có tin tức lớn như quyết định lãi suất của Fed hoặc xung đột địa chính trị, biên độ có thể vượt ngưỡng 3%.
So với mức dao động này, nếu bạn chỉ dùng vốn thật để giao dịch vàng mà không có đòn bẩy, mức lợi nhuận tiềm năng là rất thấp. Chẳng hạn, bạn bỏ ra 2.000 USD mua 1 ounce vàng, nếu giá tăng 1%, bạn chỉ lời đúng 20 USD – gần như không đáng kể so với rủi ro thị trường và phí giao dịch. Nhưng với đòn bẩy 1:100, bạn chỉ cần bỏ 20 USD để kiểm soát 1 ounce.
Khi giá tăng 1%, bạn vẫn lời 20 USD, nhưng trên vốn thực tế là 20 USD, tức lợi nhuận đạt 100%. Đây là lý do khiến đòn bẩy trở thành yếu tố bắt buộc nếu muốn đầu cơ vàng có hiệu quả trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro tương xứng. Giá chỉ cần giảm 1%, với đòn bẩy 1:100, cũng có thể làm khoảng vốn ký quỹ bị quét sạch. Nếu không đặt cắt lỗ hoặc quản trị rủi ro kém, chỉ một biến động bất ngờ cũng đủ khiến bạn thiệt hại nặng. Đòn bẩy là con dao hai lưỡi – nó giúp bạn tăng tốc, nhưng cũng có thể khiến bạn lao thẳng vào tường nếu không kiểm soát tốt.
iv. Các sai lầm khi đầu tư vàng
1. FOMO mua vàng với tư duy sai lệch
FOMO là một điều tối kị trong khái niệm đầu tư vàng. Đây là trạng thái mà nhà đầu tư mang tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội. Khi thấy giá vàng liên tục tăng mạnh, nhiều người vội vã lao vào mua mà không cần phân tích, chỉ vì tin rằng “vàng chỉ có thể tăng tiếp”, hoặc đơn giản là nghĩ “hôm nay cao, ngày mai còn cao hơn nữa”. Lý do mua không đến từ hiểu biết mà đến từ nỗi sợ mất phần, sợ người khác lời mà mình đứng ngoài.
Nhưng thị trường không vận hành theo cảm xúc. Giá không thể tăng mãi mà không điều chỉnh. Trong lịch sử, vàng từng có nhiều lần giảm sâu ngay sau các giai đoạn tăng nóng. Tăng càng dốc thì cú rơi càng mạnh. Những ai vào lệnh khi giá đã bị đẩy lên quá cao, thiếu kế hoạch rõ ràng và không biết mình đang đứng ở đâu trong chu kỳ thị trường, thường là những người phải gánh chịu rủi ro lớn nhất khi giá quay đầu.
Tư duy kiểu “giá hôm nay cao thì mai sẽ cao hơn” là suy nghĩ cảm tính, không có cơ sở. Thị trường phản ứng với dòng tiền và kỳ vọng. Khi dòng tiền đầu cơ rút ra, hoặc tin tức tích cực đã được phản ánh hết vào giá, thị trường thường đảo chiều rất nhanh. Chỉ cần một động thái từ Fed trái với kỳ vọng, một tín hiệu lạm phát thấp hơn dự báo, hay chỉ là tâm lý chốt lời diện rộng, là đủ để giá quay đầu. Lúc đó, những người vào sau, mua theo cảm xúc, sẽ là người gánh lỗ.
Vàng có thể là nơi trú ẩn trong dài hạn nếu bạn hiểu nó là gì và vì sao nó tăng. Nhưng trong ngắn hạn, nếu không có kiến thức và kỷ luật, nó cũng chỉ là một sân chơi đầu cơ với độ rủi ro không thua gì bất kỳ tài sản biến động cao nào khác.

2. Không học hỏi phân tích kỹ thuật và vĩ mô
Trong các khái niệm đầu tư vàng thì phân tích kỹ thuật và vĩ mô rất quan trọng. Nếu không nắm được thì chẳng khác gì đánh bạc. Người chơi không khác gì đang ngồi trước bàn tài xỉu, mỗi lệnh vào giống như tung đồng xu. Phân tích kỹ thuật giúp bạn hiểu được xu hướng, xác định vùng mua – vùng bán hợp lý.
Trong khi đó, phân tích vĩ mô như lãi suất, dữ liệu lạm phát, sức mạnh đồng USD, chính sách của Fed lại là yếu tố chi phối dòng tiền toàn cầu và quyết định hướng đi dài hạn của giá vàng.
Không học mà cứ vào lệnh theo cảm giác, nghe ai nói gì làm theo đó, là cách nhanh nhất để đốt tiền. Trong thị trường này, người có kiến thức có thể vẫn thua, nhưng người không có kiến thức thì chắc chắn không tồn tại được lâu.
Một số chỉ số và chỉ báo giúp dự phóng giá vàng mà admin sử dụng gồm Gold Sentiment Survey Diffusion Index và phân tích định lượng (do Tradeviestock phát triển).
3. Chọn sàn giao dịch kém uy tín
Nhiều người mới dễ bị dụ dỗ bởi các quảng cáo quá đẹp: sàn hoàn phí, sàn cam kết lãi, “chuyên gia” giao dịch giúp, “robot” đánh hộ, v.v… Họ không tìm hiểu kỹ sàn giao dịch có giấy phép hay không, có trụ sở rõ ràng hay không, có từng dính phốt gì chưa. Kết quả là tiền nạp vào thì dễ, nhưng rút ra thì không bao giờ thấy.
Thị trường vàng quốc tế rất lớn và có nhiều sàn uy tín thật sự. Nhưng đi kèm đó cũng có vô số sàn “rác”, dựng lên để lùa gà rồi biến mất. Một số chiêu trò phổ biến như làm giá, quét stoploss, giãn spread bất thường, từ chối rút tiền mà không lý do… đều đã khiến rất nhiều người mất trắng chỉ vì thiếu cảnh giác. Giao dịch vàng không chỉ cần kiến thức, mà còn cần chọn đúng nền tảng để giao dịch. Một bước sai ở đây, mọi chiến lược đều vô nghĩa.
Các sàn “rác” cần tránh là Mitrade, Axi, DPG, vv.
Một số sàn giao dịch uy tín có thị phần lớn trên thế giới như FxPro, Interactive Broker, XTB, Exness, ICMarket và IG Group. Link tham khảo Top 4 sàn giao dịch Forex CFD.
v. Tổng kết và đăng ký tài khoản đầu tư
🔰 BẢNG TỔNG KẾT KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ VÀNG – Trade Việt Stock
Chuyên mục | Tóm tắt nội dung chính |
1. Yếu tố ảnh hưởng giá vàng | Giá vàng chịu ảnh hưởng bởi chính sách tài khóa, tiền tệ (đặc biệt là của Mỹ), lạm phát, lãi suất, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế và tâm lý thị trường. Fed đóng vai trò then chốt trong biến động của USD và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. |
2. Tâm lý thị trường | Lo ngại suy thoái, sợ lạm phát, khủng hoảng, hoảng loạn, đua theo đám đông… đều khiến dòng tiền đổ vào vàng. Khi thị trường bất ổn, nhà đầu tư thường xem vàng là tài sản an toàn để trú ẩn. |
3. Chu kỳ biến động giá vàng | Gồm chu kỳ tăng (1971–1980, 2001–2007, 2009–2011, 2015–2020, 2023–nay) và chu kỳ giảm/đi ngang (1980–1999, 2008–2009, 2011–2015, 2017–2019). Chu kỳ dài, có thể kéo dài nhiều năm, gắn liền với các giai đoạn kinh tế và khủng hoảng toàn cầu. |
4. Phương pháp đầu tư | Gồm hai trường phái: Safe Haven (mua tích lũy dài hạn để giữ tài sản, tránh biến động) và Trading (lướt sóng ngắn hạn theo biến động giá để kiếm lời, thường dùng đòn bẩy cao). |
5. Cơ chế giao dịch đầu cơ | Sử dụng đòn bẩy (thường 1:100) để kiểm soát vị thế lớn với số vốn nhỏ. Vàng biến động trung bình 1–2.5% mỗi ngày, nên không dùng đòn bẩy sẽ khó có lợi nhuận rõ rệt. Lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cực lớn, dễ cháy tài khoản nếu không cắt lỗ kịp. |
6. Sai lầm phổ biến | (1) FOMO mua đỉnh, (2) Không học phân tích kỹ thuật và vĩ mô, (3) Chọn sàn không uy tín. Cả ba đều có thể khiến nhà đầu tư lỗ nặng, mất kiểm soát tâm lý hoặc bị lừa đảo tài khoản. |
7. Sàn giao dịch nên chọn | Nên chọn các sàn có giấy phép, uy tín quốc tế như XTB, Exness, FxPro, ICMarkets, Interactive Broker, IG Group. Tránh các sàn như Mitrade, Axi, DPG, thường dính tới gian lận, khoá lệnh, hoặc không cho rút tiền. |
8. Lời khuyên từ Tradevietstock | Hãy trang bị kiến thức, học phân tích kỹ thuật và vĩ mô trước khi giao dịch vàng. Xác định rõ phương pháp phù hợp với mình: trú ẩn dài hạn hay đầu cơ ngắn hạn. Đừng “đu đỉnh”, và luôn kiểm soát rủi ro, đặc biệt khi dùng đòn bẩy. |
Trade Việt Stock hy vọng rằng thông tin trong bài viết Khái niệm về đầu tư vàng sẽ giúp mọi người bắt đầu hành trình đầu tư của mình một cách suôn sẻ và tự tin hơn. Chúc mọi người đầu tư x2!!!
Nếu các bạn có nhu cầu cập nhật tín hiệu giao dịch tức thì, hãy liên hệ qua Zalo nhóm: TẠI ĐÂY
Số điện thoại: 085 207 5972 để thảo luận chi tiết và nhận source của chỉ báo giao dịch
Trở thành khách hàng của TradeVietstock ngay hôm nay để nhận những khuyến nghị đầu tư giá trị.
Tham khảo hiệu suất đầu tư của team tại đây
Tìm hiểu kiến thức đầu tư thị trường chứng khoán và tài chính tại đây
1. Tài khoản đầu tư chứng khoán Việt Nam:
App đầu tư hiện đại và thân thiện nhất mà admin tin tưởng, đi kèm nhiều ưu đãi và tính năng admin rất hài lòng
App giao dịch phổ biến hiện nay mà admin từng dùng trong thời gian dài
App giao dịch tương đối tốt
App giao dịch tập trung vào tệp khách hàng với tài sản lớn
2. Tài khoản giao dịch Forex CFDs
Mở tài khoản giao dịch vàng tại Exness
Mở tài khoản giao dịch vàng tại XTB