Định giá cổ phiếu

Date: 03/06/2024 249 Views
Định Giá Cổ Phiếu Phần 2 Trade Việt Stock

Định giá cổ phiếu – (Phần 2: Giải mã DCF)

Chào cả nhà!!! Hôm nay, admin Trade Việt Stock sẽ tiếp nối bài viết “Định giá cổ phiếu (p1)” lần trước để đi sâu hơn về việc định giá cổ phiếu, cũng như các loại tài sản hay doanh nghiệp nói chung. Ngoài ra, tại bài viết “Định giá cổ phiếu (p2)” này, mình sẽ đi sâu vào phương pháp DCF mà chúng ta thường thấy chương trình Shark Tank hay sử dụng. Đây là một trong phương pháp phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) mà chúng ta có thể áp dụng lên định giá cổ phiếu. 

Lưu ý: Bài viết “Định giá cổ phiếu (p2)” này, cũng như chuỗi bài viết “Định giá cổ phiếu” trước đó đều thuộc bản quyền của Trade Việt Stock . Nếu mọi người có nhu cầu đăng tải hay sử dụng lại nội dụng, xin vui lòng ghi nguồn là Trade Việt Stock . Bài viết “Định giá cổ phiếu ” mang mục đích chia sẻ thông tin và kiến thức cho người mới, nên nếu mọi người có góp ý hãy để lại dưới phần bình luận. 

DCF – Viết tắt của Discounted Cash Flow, hay chiết khấu dòng tiền, là một phương pháp định giá phổ biến được sử dụng để ước tính giá trị của một khoản đầu tư, doanh nghiệp hoặc dự án dựa trên dòng tiền dự kiến mà nó sẽ tạo ra trong tương lai, hay thậm chí là có thể dùng để định giá cổ phiếu .

Giống như ví dụ về chiếc máy tính ở phần 1, thì việc áp dụng DCF sẽ ứng dụng đối với định giá 1 doanh nghiệp hay 1 mô hình kinh doanh. Chúng ta sẽ đầu tư những gì, thu lại gì. Từ đó dòng tiền ròng mà chúng ta nhận được sẽ là bao nhiêu. Điều này sẽ quyết định giá trị trong mô hình định giá chiết khấu dòng tiền.

Cơ hội đầu tư - Định giá cổ phiếu
Định giá cổ phiếu – Trade Việt Stock

Ở bài viết chia sẻ về DCF ngày hôm nay, Trade Việt Stock sẽ sử dụng ví dụ về một mô hình kinh doanh cực kỳ cơ bản. Mở 1 quán cà phê take away, trên 1 con đường đông đúc ở Quận 1 nhé.

Điều cần quan tâm nhất khi áp dụng mô hình định giá DCF là gì?

Đó là chiết khấu dòng tiền: Có 2 loại dòng tiền thường được sử dụng nhất là FCFF, FCFE. Điều cơ bản nhất khi sử dụng chúng là đọc hiểu. Có thể nhìn thấy đơn giản là 2 dòng tiền này chỉ khác nhau ở ký tự cuối là F và E, chúng chính là firm (Cả doanh nghiệp) hay Equity (Vốn chủ sở hữu).

Quay lại với kiến thức kế toán cơ bản. Bảng cân đối sẽ gồm tài sản, cân với nợ + nguồn vốn. Để tài trợ cho hoạt động kinh doanh có thể dùng vốn góp hoặc là dùng nợ. 

Cấu Trúc Vốn Tài Trợ - Định giá cổ phiếu
Cấu Trúc Vốn Tài Trợ Kinh Doanh (Định giá cổ phiếu ) – Trade Việt Stock
  • FCFF (Free cash flow to the firm) = EBIT(1 – Tax rate) + Dep – Capex – WCInv

Trông công thức rối rắm quá. Đừng lo, đây là lý do Tradevietstock viết bài này để hỗ trợ các bạn. Cùng rã công thức này nhé

  • EBIT (1-tax) = CFO . Đây chính là dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh. Có nghĩa là mô hình hoạt động kinh doanh của bạn thu về bao nhiêu tiền. Nếu như bạn kinh doanh cà phê, EBIT = Doanh thu bán cà phê – Giá vốn bán cà phê (bột cà phê, tiền cốc, tiền ống hút trên mỗi ly) – Chi phí hoạt động (tiền đầu tư thuê nhân viên quản lý, tiền làm marketing, tiền mặt bằng nếu có,…) – chi phí khấu hao (nếu có tài sản cố định khác). Như vậy khi tính EBIT (1-t). Chúng ta thu được dòng tiền từ việc hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra.
  • Cộng khấu hao: Bản chất cộng khấu hao bởi vì nó không thực sự là chi phí nên sau khi trừ đi phải cộng ngược lại, chúng ta đã chi ra trước và phân bổ sau. Dòng tiền thực chúng ta đã chi tại năm 1, nhưng chi phí rã đều ra 5 năm theo nguyên tắc kế toán mà thôi.
  • Capex : Dòng tiền đầu tư tài sản cố định. Nếu bạn đầu tư mua 1 chiếc máy pha cà phê thì chi phí chưa được tính vào. Ở trên chúng ta đã khấu trừ không tính chi phí khấu hao vì muốn ghi nhận chi phí thực. Capex chính là chi phí thực chi trả. 
  • WCI (Working capital Invested): là khoản tiền cần phải duy trì lưu động. Bạn không thể đứng ở quầy bán cà phê mà không có chút tiền trong túi để trả lại tiền dư phải không nào. Bạn cũng cần tiền dư để nhập khi nguyên liệu cạn kiệt, hay xử lý những rủi ro bất ngờ.

→ Có thể thấy FCFF dưới góc độ toán học, xử lý công thức. Cho chúng ta một góc nhìn về dòng tiền ròng không quan tâm đến tiền đầu tư là nợ hay vốn !!! Chúng ta thực thu từ kinh doanh là bao nhiêu trừ đi những khoản chi phí đầu tư cố định và lưu động. 

  • FCFE (Free cash flow to the equity) = FCFF + Net borrowing

FCFE không phải là một loại dòng tiền thường sử dụng. Nếu một Analyst nói rằng anh ta đang định giá DCF có nghĩa đến 99% anh ta đang sử dụng FCFF chứ không phải FCFE, hoặc cách gọi chung của FCF cũng đang ngầm ám chỉ đó chính là FCFF. Tuy vậy việc hiểu thêm 1 chút về FCFE cũng không mất quá nhiều thời gian của chúng ta. 

  • FCFE có nguồn gốc từ FCFF (thấy rõ từ công thức). Và điểm khác biệt duy nhất mà FCFE sử dụng chính là cộng thêm Net Borrowing (trả nợ ròng)
  • Net Borrowing = Debt Borrowing – Debt Paydown = vay nợ – trả nợ. 

→ Như vậy FCFE đang ước tính dòng tiền ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh tương tự FCFF nhưng phải giả định là dùng số tiền đó trả hết nợ hiện hữu.

Sự khác biệt đó cũng làm cho ý nghĩa của FCFF và FCFE trở nên khác biệt tương đối lớn. Khi FCFF chiết khấu về cho ra giá trị của Equity + Debt thì FCFE chiết khấu về chỉ cho ra Equity

Hiểu sâu về WACC, CAPM, Discount rate?

Cơ Hội đầu Tư Trade Việt Stock
Định giá cổ phiếu – Trade Việt Stock

Hồi còn đang đi học, admin Tradevietstock rất hay thắc mắc với những bài toán về chiết khấu, khi nào thì chúng ta sử dụng WACC, khi nào thì chúng ta sử dụng CAPM, khi nào chúng ta dùng lãi vay hay một cái lãi suất trên trời nào đó mà đề bài cho hay.

Nhưng khi tìm hiểu thật sâu, Admin mới dần hiểu rõ bản chất của vấn đề. Sở dĩ chúng ta chiết khấu những dòng tiền trong tương lai về quá khứ bằng lãi suất tối thiểu mà nguồn vốn kỳ vọng.

Ví dụ, bạn vay tiền 1 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán với lãi suất 5%/năm. Có nghĩa dòng tiền thu được trong tương lai nên được chiết khấu với lãi suất là 5%. → Nếu chiết khấu với mức 5% mà Giá trị hiện tại vẫn lớn hơn giá trị đầu tư. Chúng ta mới thực sự thu được lợi nhuận

  • Đo lường dễ dàng nhất chính là vốn nợ, chúng ta vay nợ với lãi suất bao nhiêu thì đó chính là lãi suất chiết khấu 

Xác định mơ hồ nhất là vốn chủ sở hữu, khó là bởi vì đó là con người. mong muốn lợi nhuận là cực kỳ chủ quan. Tuy vậy CAPM gần như là một cọng rơm cứu mạng đối với mấy anh equity

  • CAPM = Rf + Beta . (Rm – Rf).

Capm là mô hình để xác định lợi nhuận kỳ vọng đối với vốn chủ sở hữu.

Rf là lãi suất phi rủi ro, hàm ý là nếu tôi không đầu tư vào 1 tài sản rủi ro tôi sẽ thu về bao nhiêu. Rf thường được benchmark bởi những tài sản vô cùng an toàn như Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm, 30 năm, hoặc gần gũi hơn thì là lãi suất tiền gửi ngân hàng (ít dùng). 

Rm: Lợi nhuận nếu đầu tư vào tài sản rủi ro như chứng khoán. Theo dữ liệu lịch sử, chả hạn 1 năm trái phiếu chính phủ trả bạn 2%, đầu tư chứng khoán trung bình khoảng 7%. Như vậy Rm chính là 7%. 7%-2%=5% chính là phần bù rủi ro (bù lại rủi ro mà nhà đầu tư gánh thêm). 

Nếu bạn đầu tư vào Vnindex, Beta =1. Nhưng bạn lại chẳng đầu tư vào Vnindex mà đầu tư vào VNM, HPG,… Nên Beta sẽ khác 1. Beta chính là tương quan khi Vnindex tăng 1% thì Cổ phiếu tăng bao nhiêu %. Beta càng lớn, cổ phiếu tăng càng mạnh. Beta >0, tương quan thuận, Beta <0, tương quan nghịch

  • WACC chính là dung hòa của một nguồn vốn đa dạng bao gồm cả nợ lẫn vốn chủ
  • WACC = Wd.Rd.(1-t) + We.Re 

Wd, We (weighted) chính là tỷ trọng. giả sử bạn đầu tư với 50 triệu tự có và 50 triệu đi vay. Wd = We = 50%. 

Rd: Chính là lãi vay 

Re: Chính là lợi nhuận kỳ vọng tính từ CAPM

→ WACC là công thức tổng quan nhất, đầy đủ nhất. Tại sao nợ lại phải nhân (1-tax). Sở dĩ phải khấu trừ thuế là bởi lợi ích mà nợ đem lại là lá chắn thuế. Khi vay nợ nhiều, sẽ phát sinh chi phí lãi vay, từ đó làm giảm lợi nhuận kế toán và giảm thuế phải trả

Làm sao để định giá cổ phiếu không quá xa vời thực tế?

Thực chất đây là vấn đề nan giải nhất, việc định giá cổ phiếu không hề đơn giản như mọi người thường lầm tưởng. Để dự phóng doanh thu theo Top down hay Bottom up, bạn ít nhất cần cực kỳ hiểu mô hình kinh doanh: lợi thế và bất lợi của nghành, có vấn đề nào nan giải hiện tại, mô hình kinh doanh còn tích cực trong 5 năm tới không? 

Đó là những câu hỏi cực kỳ chi tiết và cần nhiều thời gian luyện tập trước khi có kết luận cuối cùng, có lẽ bài viết “Định giá cổ phiếu ” này đã đủ dài cho nội dung cơ bản về DCF.

Trade Việt Stock hy vọng bài viết này giải đáp được một số trăn trở của quý anh chị nhà đầu tư, chúng tôi sẽ tiếp tục chuỗi bài viết về định giá cổ phiếu. Mong nhận được sự hưởng ứng tích cực từ quý vị đọc giả. Nếu bạn có ai muốn tìm hiểu về định giá cổ phiếu, hãy chia sẻ lại chuỗi bài viết “định giá cổ phiếu” này. Xin cảm ơn ! 

Và vừa rồi là bài viết “Định giá cổ phiếu – Phần 2: Giải mã DCF“, dưới đây là link lý thuyết mở đầu của chứng khoán và thông tin các công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam, admin Trade Việt Stock mời bạn tham khảo:

Liên hệ số điện thoại 0852075972 để được hỗ trợ nếu có sự cố. 

Theo dõi cập nhật toàn bộ hệ sinh thái của Trade Việt Stock tại đây, bao gồm:

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Khuyến nghị đầu tư

Phân tích cổ phiếu

Tuyển cộng tác viên chứng khoán

Chuyên mục kiến thức thị trường chứng khoán: tại đây

 

MỞ TÀI KHOẢN VPS TẠI ĐÂY

MỞ TÀI KHOẢN DNSE TẠI ĐÂY

MỞ TÀI KHOẢN SSI TẠI ĐÂY

MỞ TÀI KHOẢN HSC TẠI ĐÂY

MỞ TÀI KHOẢN ACBS TẠI ĐÂY

 Lưu ý: bài viết “Định giá cổ phiếu ” thuộc sở hữu của Tradevietstock, vui lòng ghi nguồn nếu sử dụng lại nội dung. Nếu bạn có ai muốn tìm hiểu về việc Định giá cổ phiếu, hãy chia sẻ bài viết “Định giá cổ phiếu ” này. Xin cám ơn.