Cách sử dụng chỉ báo Stochastic – Cơ bản đến chuyên sâu
Chào cả nhà! Hôm nay, cùng Trade Việt Stock tìm hiểu về cách sử dụng chỉ báo Stochastic RSI – một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến nhưng không kém phần hiệu quả trong việc giúp nhà đầu tư nhận diện xu hướng. Đây là bản nâng cấp của RSI cơ bản. Nếu bạn là người mới trong giới tài chính, đây sẽ là một công cụ cực kỳ hữu ích đấy!

i. Stochastic RSI Là Gì?
Stochastic RSI (hay Stoch RSI) là chỉ báo được phát triển từ chỉ báo RSI truyền thống, dựa trên khái niệm so sánh giá đóng cửa với một phạm vi giá trong một khoảng thời gian (thường là 14 phiên). Được phổ biến từ năm 1994, Stochastic RSI hoạt động trong thang điểm từ 0 đến 100, giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định các điểm quá mua (khi trên 80) và quá bán (khi dưới 20).

ii. Ý Nghĩa Của Stochastic RSI
1. Xác Định Vùng Quá Mua/Quá Bán
Khi Stochastic RSI vượt ngưỡng 80, thị trường có thể đang trong trạng thái quá mua, báo hiệu nguy cơ điều chỉnh giảm. Ngược lại, khi chỉ số này dưới 20, khả năng thị trường đang quá bán, tạo ra cơ hội mua vào.
2. Tín Hiệu Đảo Chiều
Stochastic RSI thường bao gồm hai đường: %K (phản ánh giá trị hiện tại) và %D (đường trung bình động của %K). Khi hai đường này cắt nhau, nó tạo tín hiệu đảo chiều tiềm năng, giúp xác định thời điểm vào lệnh hiệu quả hơn.
iii. Công Thức Tính Stochastic RSI
Công thức Stochastic RSI:
Stoch RSI = (RSI Hiện tại – RSI Thấp nhất) / (RSI Cao nhất – RSI Thấp nhất)
Trong đó:
- RSI hiện tại là giá trị RSI hiện hành.
- RSI thấp nhất và RSI cao nhất là giá trị thấp nhất và cao nhất của RSI trong khoảng thời gian chọn (thường là 14 phiên).
iv. Cách Sử Dụng Stochastic RSI Trong Giao Dịch
1. Xác Định Xu Hướng Thị Trường
Đây là cách sử dụng chỉ báo Stochastic cơ bản nhất.
a. Xu hướng tăng giá:
Khi RSI vượt trên 50. Lúc này, ta có thể hiểu xu hướng chính là xu hướng tăng và nhà đầu tư nên mua vào.
Như hình bên dưới, khi cổ phiếu Tesla (TSLA) cắt qua đường trung bình của Stochastic RSI, giá của TSLA tăng mạnh 61%.

b. Xu hướng giảm giá:
Khi RSI xuống dưới 50, ta có thể hiểu đây là dấu hiệu của xu hướng giảm. Lúc này, nhà đầu tư chúng ta nên bán.
Ví dụ, cũng là cổ phiếu TSLA, khi giá cắt xuống dưới đường trung bình của Stochastic RSI, giá cổ phiếu liền giảm gần 40%.

2. Giao Dịch Khi Có Tín Hiệu Quá Mua/Quá Bán
a. Tín hiệu quá mua
Đây là lúc đường Stochastic RSI tăng mạnh lên vùng quá mua, từ 80 đến 100. Lúc này, nhà đầu tư nên chuẩn bị bán vì giá đã quá mắc để mở vị thế mua.
Ví dụ, khi Bitcoin (BTC) đã tăng lên gần 68k, chỉ số Stochastic RSI đã đạt mốc gần 100, nằm trong vùng quá mua. Sau khi đạt mốc quá mua, giá BTC liền giảm gần 50% ngay sau đó.

b. Tín hiệu quá bán
Khi chỉ báo giảm dưới vùng 25, từ 25 đến 0, thì nhà đầu tư nên chuẩn bị mua vào vì đây là vùng quá bán. Vùng quá bán nghĩa là giá đã quá rẻ để có thể bán.
Ví dụ, khi loanh quanh vùng 16k, chỉ báo Stochastic RSI ở mốc quá bán, dưới 25. Ta thấy ngay sau đó, giá BTC tăng mạnh 43%. Tình huống thứ 2 cũng xuất hiện quá bán và giá BTC tăng 54% ngay sau đó.

3. Phân Kỳ RSI
Phân kỳ giữa giá và Stochastic RSI là tín hiệu quan trọng báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng, rất hữu ích trong việc dự đoán thị trường sẽ đi tiếp hoặc đảo chiều. Admin cho rằng đây là tín hiệu quan trọng nhất của chỉ báo Stochastic RSI.
a. Phân kỳ tăng
Phân kỳ tăng sẽ xuất hiện sau 1 đợt giá giảm mạnh. Lúc này, ta sẽ thấy tài sản (cổ phiếu, tiền điện tử, chỉ số) xuất hiện 2 đáy hoặc 1 chuỗi đáy liền kề đi kèm với Stochastic RSI ngược hướng.
Ví dụ, cổ phiếu của tập đoàn Masan (MSN) xuất hiện 2 đáy lớn vùng giá 40k, với đáy sau cao hơn đáy trước, đi kèm với đáy của Stochastic RSI thấp dần (đáy sau thấp hơn đáy trước). Đây chính là phân kỳ tăng. Sau khi xuất hiện tín hiệu này, giá cổ phiếu MSN liền tăng gần 93% cực kỳ ấn tượng.

b. Phân kỳ giảm
Đây là tín hiệu sẽ xuất hiện tại các vùng đỉnh khi giá liên tục tạo 2 đỉnh hoặc 1 chuỗi đỉnh liền kề đi kèm với Stochastic RSI ngược hướng (tương tự trường hợp phân kỳ tăng bên trên).
Ví dụ cũng là cổ phiếu MSN, khi giá liên tục tạo 2 đỉnh với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và theo sau đó là đỉnh mới của Stochastic RSI cao hơn đỉnh cũ (đỉnh của giá và chỉ báo ngược hướng nhau). Khi xuất hiện phân kỳ giảm, MSN liền mất đi 33% giá trị.

v. Điểm nhiễu ở chỉ báo Stochastic RSI.
1. Tại sao lại nhiễu?
Khi đọc qua lý thuyết bên trên, bạn sẽ nghĩ rằng đầu tư, giao dịch dễ vậy sao? Cách sử dụng chỉ báo Stochastic dễ vậy à? Thật ra không dễ vậy đâu. Stochastic RSI cũng như các loại chỉ báo khác đều có điểm nhiễu riêng. Nếu ta không cẩn thận và hiểu logic của chỉ báo thì sẽ mắc phải sai lầm lớn trong tương lai.
Giải thích nôm na là khi chỉ báo về vùng quá mua từ 80 đến 100, Stochastic RSI đơn giản đang thể hiện rằng xu hướng tăng quá mạnh mẽ mà thôi. Vì giới hạn của chỉ báo là nằm ở con số 100, việc Stochastic RSI nằm ở mốc 100 trong 1 khoảng thời gian vì đơn giản nó đâu thể đi lên cao được nữa!
a. Ví dụ lagging overbought của chỉ báo ở cổ phiếu MSN
Rõ ràng chỉ báo đã đạt ngưỡng quá mua rồi nhưng giá cổ phiếu MSN vẫn tăng tiếp 24.4% ngay sau đó. Trường hợp 2 là tăng 20% khi Stochastic RSI “nằm im” tại vùng quá mua, mốc 100.

b. Ví dụ lagging oversold của Bitcoin
Rõ ràng là BTC xuất hiện quá bán khi chỉ báo nằm tại vùng xấp xỉ bằng 0 nhưng giá BTC vẫn giảm 32%. Thậm chí, BTC giảm tiếp 38% ngay sau đó không lâu cũng với tín hiệu quá bán. Có vẻ là Stochastic RSI ở trường hợp này đang thông báo rằng lực bán quá mạnh chứ không phải là quá rẻ nữa.

2. Cách giải quyết điểm nhiễu
Cách sử dụng chỉ báo Stochastic rất đơn giản, nhưng lại rất khó để khắc phục độ nhiễu vì đây đơn giản là 1 công thức toán. Tuy Stochastic RSI là bản nâng cấp tốt hơn so với RSI thông thường rất nhiều, nhưng chung quy lại đây vẫn là 1 chỉ báo cơ bản. Cơ mà nếu admin Trade Việt Stock cứ bảo rất khó để khắc phục thì bạn đâu cần đọc bài viết “Cách sử dụng chỉ báo Stochastic” này làm gì @@
Sau đây mình có 2 cách để khắc phục độ nhiễu
a. Làm mịn Stochastic RSI
Admin thường sẽ làm mịn bằng phép tính SMA hoặc EMA. Cách này không dễ cho những ai không biết viết code chỉ báo hay không giỏi thuật toán. Tuy nhiên, nếu ai tốt mảng này thì có thể tham khảo việc làm mịn.
Dưới đây là 1 “chiến thuật” giao dịch của admin Trade Việt Stock, được cấu thành từ 1 nhóm chỉ báo riêng mà admin code ra, trong đó cũng có phần Stochastic RSI. Tuy nhiên, Stochastic RSI của mình sẽ được làm mịn bằng EMA hoặc SMA.

b. Chờ tín hiệu giá xác nhận
Thay vì vừa thấy tín hiệu quá mua/quá bán là ta nhảy vào thị trường giao dịch ngay và thua lỗ vì lagging, sao ta không chờ tín hiệu xác nhận (Confirm)? Tín hiệu xác nhận rất đa dạng, có thể là 1 bộ nến, 1 chuỗi đỉnh/đáy của Stochastic RSI hay phân kỳ.
Ví dụ bên dưới là thay vì admin mua ngay khi thấy quá bán lần 1, admin sẽ xem thử giá những ngày sau như thế nào. Bạn có thấy giá chuỗi phiên sau đó không có 1 cây nến tăng mạnh nào không mà thậm chí còn có nến giảm mạnh đi kèm thanh khoản lớn. Vậy ta chờ tiếp. Đến tín hiệu quá bán lần 2, admin chờ xem có nến tăng mạnh không và kết quả là không có.
Cuối cùng, admin thấy 1 chuỗi giá biến động và tạo đáy sau cao hơn đáy trước (ô màu đỏ) đi kèm với nhiều tín hiệu quá bán của Stochastic RSI, thậm chí đáy của Stochastic còn cao hơn đáy cũ => Lực mua đang tốt hơn. Đây chính là lúc ta bắt đầu mua vào MSN.

c. Kết hợp nhiều chỉ báo cơ bản khác
Bên cạnh mỗi Stochastic RSI, bạn có thể dùng các chỉ báo cơ bản khác để xác nhận
- Đường Trendline: Nhà đầu tư có thể xác định xu hướng chính, sau đó sử dụng Stochastic RSI để tìm điểm vào lệnh.
- Đường MA: Kết hợp EMA200 với Stochastic RSI để xác định điểm mua/bán trong các xu hướng tăng và giảm.
Bạn có thể bao gồm nhiều chỉ báo khác như Bollinger Bands, Ichimoku, kể cả cô hàng xóm của bạn @@ hihi
vi. Kết luật và đăng ký tài khoản chứng khoán
Vừa rồi là bài viết “Cách sử dụng chỉ báo Stochastic”, admin Trade Việt Stock mong bạn có thể nắm được từ cơ bản đến chuyên sâu của loại chỉ báo này. Dưới đây là link đăng ký tài khoản chứng khoán top 10 VN, bạn có thể tham khảo! Bài viết Cách sử dụng chỉ báo Stochastic này sẽ cập nhật nếu admin tìm ra điều hay ho, bạn nhớ quay lại đọc nhé!

Nếu bạn muốn có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về đầu tư chứng khoán và cập nhật những phân tích cổ phiếu mới nhất, hãy tiếp tục theo dõi Trade Việt Stock nhé!
Chúc cả nhà đầu tư thành công!
Liên hệ Zalo nếu bạn có nhu cầu tư vấn đầu tư và chọn cổ phiếu: 0852075972
Theo dõi cập nhật toàn bộ hệ sinh thái của Trade Việt Stock tại đây
1. MỞ TÀI KHOẢN DNSE TẠI ĐÂY
App đầu tư hiện đại và thân thiện nhất mà admin tin tưởng, đi kèm nhiều ưu đãi và tính năng admin rất hài lòng
2. MỞ TÀI KHOẢN VPS TẠI ĐÂY
App giao dịch phổ biến hiện nay mà admin từng dùng trong thời gian dài
3. MỞ TÀI KHOẢN SSI TẠI ĐÂY
App giao dịch tương đối tốt
4. MỞ TÀI KHOẢN HSC TẠI ĐÂY
App giao dịch tập trung vào tệp khách hàng với tài sản lớn
5. MỞ TÀI KHOẢN ACBS TẠI ĐÂY
App giao dịch xuất thân từ chủ quản ngân hàng
admin lên bài kỹ thật