Chỉ báo kỹ thuật trong đầu tư – Combo bộ chỉ báo huyền thoại
Xin chào cả nhà! Hôm nay, admin Trade Việt Stock sẽ giới thiệu mọi người một sản phẩm chỉ báo kỹ thuật trong đầu tư. Bộ chỉ báo này là do admin kết hợp các chỉ báo truyền thống lại, bao gồm Ichimiku, Bollinger Bands, SMA/EMA, RSI, Stochastic RSI, Aroon, ADX DI và MACD.
Khác với bộ chỉ báo cũ, trong combo chỉ báo này admin có nâng cấp thêm nhiều tính năng, cũng như là khắc phục giới hạn số lượng chỉ báo trên Tradingview. Giờ hãy cùng admin tìm hiểu combo chỉ báo này và cách sử dụng nhé!
i. Thành phần của chỉ báo
Như đã giới thiệu, combo chỉ báo này bao gồm tất cả các chỉ báo truyền thống từ trước tới nay. Đây là các chỉ báo kỹ thuật rất phổ biến và dễ ứng dụng, rất phù hợp cho cả nhà đầu tư mới và chuyên nghiệp.
1. SMA/EMA
Đường trung bình động giản đơn viết tắt SMA( tiếng Anh: Simple Moving Averge) có công thức tính như sau:
SMA = (P1 + P2 + P3 + … + Pn)/n
Được diễn giải như sau: Lấy tổng mức giá( giá đóng của, giá mở cửa hoặc mức giá được chọn) trong khoảng thời gian đã lựa chọn( 10, 20, 50, 100, 200) rồi chia cho tổng số phiên đã lựa chọn.
Công thức tính EMA
EMA = Giá đóng cửa x hệ số nhân + EMA (phiên giao dịch trước) x (1 – hệ số nhân)
Thường thì SMA sẽ có độ nhiễu cao hơn EMA. Tuy nhiên, 2 chỉ báo này đều dùng để xác định xu hướng chính. Trong giao dịch cổ phiếu, ta thường dùng SMA/EMA để giao dịch theo xu hướng tăng trưởng.
Nếu áp dụng trong thị trường 2 chiều như CFDs hay phái sinh, ta có thể dùng SMA/EMA cho cả xu hướng giảm.
2. Ichimoku
Kijun-sen (Đường chuẩn) Kijun-sen là chỉ báo dài hạn trong bộ công cụ Ichimoku, tính trung bình cho 22 phiên giao dịch. Nó phản ánh mức giá trung bình của 22 phiên gần nhất. Đường Kijun-sen đi ngang trong một thời gian ngắn chỉ ra rằng giá trong 22 phiên trước không có nhiều biến động. Trong trường hợp đường này tăng hoặc giảm đột ngột, điều đó báo hiệu biến động mạnh trong giai đoạn vừa qua.
Công thức tính Kijun-sen: (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2
Tenkan-sen (Đường biến đổi) Tenkan-sen đo lường mức giá trung bình trong 9 phiên gần đây, ngắn hạn hơn so với Kijun-sen. Tenkan-sen hỗ trợ nhận dạng các tín hiệu sớm trong thị trường. Điểm giao cắt giữa Tenkan-sen và Kijun-sen thường là điểm giao dịch được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng.
Công thức tính Tenkan-sen: (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2
Chikou-span (Đường trễ) Chikou-span, còn được gọi là đường trễ, cho phép so sánh giá hiện tại với giá của 26 phiên trước. Điểm đặc biệt của Chikou-span là nó được dịch chuyển lùi lại 26 phiên so với thời điểm hiện tại.
Công thức tính Chikou-span: Giá đóng cửa hiện tại
Senkou-span A (Đường tiên phong) Senkou-span A được xác định lùi trước 26 phiên và có vai trò khác biệt so với Chikou-span. Senkou-span A kết hợp cùng Senkou-span B để tạo nên mây Ichimoku, từ đó xác định xu hướng thị trường.
Công thức tính Senkou-span A: (Tenkan-sen + Kijun-sen) / 2
Senkou-span B Senkou-span B cũng được xác định lùi trước 26 phiên như Senkou-span A. Nó tính giá cao nhất và thấp nhất trung bình trong 52 phiên giao dịch để xác định. Senkou-span B phối hợp với Senkou-span A để hình thành các đường hỗ trợ và kháng cự, hay còn được gọi là mây.
Công thức tính Senkou-span B: (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2
Chỉ báo Ichimoku ban đầu đã khá rối mắt, nên nếu ta bật toàn bộ các chỉ báo khác lên thì trông màn hình không khác gì mạng nhện.
Bản chất chỉ báo Ichimoku là dùng để tìm được điểm kháng cự/hỗ trợ hợp lý và xác định xu hướng tương lai. Admin đánh giá đây là một chỉ báo khá hữu dụng trong xu hướng lớn.
Tại phiên bản của Trade Việt Stock, chỉ báo mây Ichimoku đã được tích hợp sẵn và có thể bật tắt bất cứ lúc nào. Điều này giúp việc sử dụng chỉ báo trở nên tiện lợi hơn và tinh gọn hơn.
3. Bollinger Bands
Dải Trên: Được coi là vùng giá cao mà thị trường có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, hoạt động như một ngưỡng kháng cự cho các diễn biến giá.
Dải Dưới: Thể hiện vùng giá thấp mà thị trường đã đạt tới trong thời gian ngắn hạn, đóng vai trò như một vùng hỗ trợ cho các diễn biến giá.
SMA 20 (Dải Giữa): Đường trung bình động đơn giản này cho biết mức hỗ trợ nếu giá nằm trên đường SMA và ngược lại, nó sẽ là kháng cự nếu giá ở dưới đường SMA. Đường SMA 20 cung cấp một cái nhìn về xu hướng giá trong 20 phiên giao dịch gần nhất.
Công thức tính các thông số dải băng Bollinger:
- Dải trên = SMA20 + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày
- Dải dưới = SMA20 – 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày
- SMA20 = Trung bình giá đóng cửa 20 phiên gần nhất
Bạn có thể tùy chỉnh độ dài của SMA tùy ý.
Thông thường, BB cho ta tham khảo biên độ tăng/giảm của giá. Từ đó xác định được điểm chốt lời/dùng lỗ hợp lý. Chỉ báo BB nói chung khá phù hợp với nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn.
4. MACD
Đường MACD: Được tính bằng cách lấy hiệu số giữa đường trung bình động mũ (EMA) 12 ngày và EMA 26 ngày. Màu sắc thường dùng để biểu diễn đường này là xanh, thể hiện sự chênh lệch giữa hai EMA kể trên.
Đường Tín Hiệu: Đây là EMA 9 ngày của đường MACD, thường được biểu diễn bằng màu đỏ. Đường tín hiệu này giúp xác định thời điểm phù hợp để mua hoặc bán, khi nó cắt qua đường MACD.
Histogram: Là biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu. Khi đường MACD cao hơn đường tín hiệu, histogram sẽ có giá trị dương và hiển thị phía trên đường cơ sở. Ngược lại, nếu MACD thấp hơn đường tín hiệu, histogram sẽ có giá trị âm và hiển thị dưới đường cơ sở. Kích thước của các cột histogram cho biết mức độ chênh lệch giữa hai đường, với histogram cao hơn biểu thị sự chênh lệch lớn hơn.
Riêng MACD trong bộ chỉ báo của Trade Việt Stock thì có chút đặc biệt. Bạn có thể ứng dụng chỉ phiên bản MACD này vào việc giao dịch trong ngày như phái sinh. Các tính năng đặc biệt có thể kể tới như là nhập dữ liệu từ biểu đồ khung thời gian hiện tại, hoặc từ khung thời gian khác.
Ví dụ như trong hình, ta có 3 cài đặt cho MACD:
Dùng dữ liệu của khung thời gian hiện tại
Nếu ta giao dịch trong ngày và chọn các khung thời gian nhỏ như 5m,30m cho đến 1h, ta có thể sửa đổi thêm giới hạn thời gian thành 1 day. Nghĩa là chỉ báo sẽ không tính dữ liệu trên khung lớn hơn 1D.
Lựa chọn tiếp theo là nút bật/tắt MACD
Cuối cùng là bật tắt các chấm đánh dấu điểm giao cắt của MACD
Bộ chỉ báo này chủ yếu nâng cấp MACD, các bạn có thể từ từ làm quen với phiên bản nâng cấp này. Nhìn chung thì MACD của Trade Việt Stock dễ dùng như MACD thông thường.
5. RSI
RSI thường được hiển thị dưới biểu đồ giá của chứng khoán và có ba mức quan trọng cần chú ý: 70, 50 và 30. Đây là những mốc giúp nhà đầu tư đánh giá tình trạng mua bán quá mức hoặc quá ít của cổ phiếu:
Khi RSI lớn hơn 70: Điều này cho thấy thị trường có khả năng đang trong tình trạng mua quá mức (overbought), có nghĩa là cổ phiếu có thể đã được mua nhiều đến mức giá được đẩy lên cao, và có thể sẽ có một đợt điều chỉnh giảm giá. Đây có thể là thời điểm thích hợp để bán ra nếu nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.
Khi RSI nhỏ hơn 30: Chỉ báo này thể hiện rằng thị trường có thể đang trong tình trạng bán quá mức (oversold), tức là cổ phiếu đã bị bán tháo quá mức so với giá trị thực và có khả năng sẽ phục hồi. Đây có thể là cơ hội mua vào cho những nhà đầu tư muốn tận dụng cơ hội từ sự phục hồi giá cổ phiếu.
Khi RSI từ 30 đến 70: Đây được coi là khu vực trung lập, nơi mà thị trường không có xu hướng mua quá mức hoặc bán quá mức rõ ràng. Đặc biệt, khi RSI ở mức 50, nó báo hiệu một tình trạng cân bằng, không rõ xu hướng tăng hay giảm.
RSI được tính theo công thức như sau:
RSI = 100 – [100 / (1+RS)]
Trong đó: RS = Trung bình tăng / trung bình giảm
Chỉ báo RSI của Trade Việt Stock tương tự như RSI cơ bản, không có nâng cấp gì mới. Trong tương lai, có thể admin sẽ thêm yếu tố làm mịn cho RSI và nâng cấp toàn diện bộ chỉ báo tổng hợp này.
6. Stochastic RSI
Đây là một phiên bản khác của RSI nhưng nâng cấp khá nhiều ở công thức tính. Cách dùng thì tương tự như RSI truyền thống. Admin đã có 2 bài viết về RSI và Stoch khá kỹ càng rồi. Mọi người có thể search trên thanh bar tìm kiếm để nghiên cứu kỹ hơn. Ngoài ra, admin cũng chia sẻ các nhược điểm chết người của 2 chỉ báo này và cách khắc phục.
7. Aroon
Chỉ báo Aroon là một công cụ phân tích kỹ thuật được dùng để xác định xu hướng và mức độ mạnh của xu hướng đó thông qua hai đường: Aroon Up và Aroon Down. Cả hai đường này được hiển thị trong một cửa sổ riêng biệt trên biểu đồ và có những đặc điểm quan trọng sau:
Aroon Up cắt qua Aroon Down: Khi điều này xảy ra, nó cho thấy một xu hướng tăng mới đang bắt đầu. Đây là một tín hiệu cho thấy giá có thể tiếp tục đi lên.
Aroon Down cắt qua Aroon Up: Kịch bản này báo hiệu rằng thị trường có thể đang bắt đầu một xu hướng giảm mới. Đường Aroon Down đi lên qua Aroon Up cho thấy sự gia tăng trong áp lực bán.
Aroon Up đạt mức 100: Điều này biểu thị cho một xu hướng tăng mạnh, cho thấy rằng giá đạt đến mức cao mới trong khoảng thời gian được xem xét.
Aroon Down đạt mức 100: Khi điều này xảy ra, nó chỉ ra rằng xu hướng giảm đang mạnh, với giá tạo ra một đáy mới trong khoảng thời gian được quan tâm.
Tính toán chỉ báo Aroon tập trung vào giá cao và thấp trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức chính của chỉ báo như sau:
- Aroon Up = [(kỳ chỉ định – số kỳ kể từ đỉnh cao nhất)/kỳ chỉ định] x 100
- Aroon Down = [(kỳ chỉ định – số kỳ kể từ đáy thấp nhất)/kỳ chỉ định] x 100
Chỉ báo Aroon của Trade Việt Stock có sự khác biệt khi mình thêm các mục quá mua/quá bán nhằm giúp nhà đầu tư dễ xác định điểm đặt lệnh hiệu quả.
Như hình trên, ta thấy Aroon quá mua là giá giảm, quá bán là giá sẽ tăng trở lại. Đương nhiên, chỉ báo này rất hiệu quả trong khung thời gian lớn.
8. ADX DI
Chỉ báo ADX (Average Directional Index) là một công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng để đánh giá sức mạnh của một xu hướng hiện tại, bất kể hướng đi của xu hướng đó. Các thành phần của chỉ báo ADX bao gồm:
- ADX (Đường Nét Liền Màu Xanh): Đây là đường thể hiện sức mạnh tổng thể của xu hướng trong khoảng 14 ngày. Đường ADX càng cao thì xu hướng càng mạnh, cho dù đó là xu hướng tăng hay giảm.
- +DI (Đường Nét Đứt Màu Hồng): Đây là Chỉ số Chuyển động Định hướng Tích cực, thể hiện sức mạnh của chuyển động tăng giá.
- -DI (Đường Nét Đứt Màu Vàng Lá): Đây là Chỉ số Chuyển động Định hướng Tiêu cực, thể hiện sức mạnh của chuyển động giảm giá.
Cách tính chỉ báo ADX được thực hiện qua nhiều bước:
Tính +DI và -DI:
ADX = [MA (+DI – (-DI)) / (+DI + (-DI))] x 100
Trong đó:
- +DI: hướng chỉ số dương
- -DI: hướng chỉ số âm
Chỉ báo +DI và -DI được tính như sau:
- DI + = (Smoothed +DM)/ ATR×100
- DI – = (Smoothed – DM)/ATR×100
- DX = (∣+DI+-DI∣/∣+DI−-DI∣)×100
- ADX = [(ADX trước ×13)+ ADX hiện tại]/14
Admin đã có một bài chia sẻ về chỉ báo ADX DI, bạn có thể search từ khóa này trên thanh bar tìm kiếm. Mình cũng phân tích rất kỹ về ưu/ nhược và cách khắc phục điểm yếu của chỉ báo này.
ADX DI của Trade Việt Stock hiện tại vẫn như chỉ báo gốc, không có điểm nâng cấp nào cả.
ii. Ưu điểm của combo chỉ báo tổng hợp
Rất nhiều traders gặp phải trường hợp bật quá nhiều chỉ báo trên màn hình, dẫn tới rối và mất tập trung. Ngoài ra, nhiều trader sử dụng Tradingview để phân tích và giao dịch và bị giới hạn số lượng chỉ báo có thể sử dụng. Với trường hợp này, bạn sẽ phải đóng phí Tradingview premium để được sử dụng nhiều chỉ báo 1 lúc, rất tốn kém.
Với combo chỉ báo của Trade Việt Stock, bạn sẽ giải quyết được vấn đề biểu đồ rối do số lượng chỉ báo quá nhiều và không phải mua gói Tradingview Premium.
iii. Đăng ký sử dụng miễn phí
Bạn có thể đăng ký sử dụng bộ chỉ báo này trên Tradingview. Admin sẽ cung cấp cả source cho mọi người hoặc giúp mọi người cài đặt lên tài khoản Tradingview hoàn toàn miễn phí.
Nếu các bạn có nhu cầu, hãy liên hệ qua Zalo nhóm: TẠI ĐÂY
Số điện thoại: 085 207 5972 để thảo luận chi tiết và nhận source
Trở thành khách hàng của TradeVietstock ngay hôm nay để nhận những khuyến nghị đầu tư giá trị. Kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán! Một số đơn vị hợp tác cùng TradeVietstock dưới đây:
1. MỞ TÀI KHOẢN DNSE TẠI ĐÂY
App đầu tư hiện đại và thân thiện nhất mà admin tin tưởng, đi kèm nhiều ưu đãi và tính năng admin rất hài lòng
2. MỞ TÀI KHOẢN VPS TẠI ĐÂY
App giao dịch phổ biến hiện nay mà admin từng dùng trong thời gian dài
3. MỞ TÀI KHOẢN SSI TẠI ĐÂY
App giao dịch tương đối tốt
4. MỞ TÀI KHOẢN HSC TẠI ĐÂY
App giao dịch tập trung vào tệp khách hàng với tài sản lớn
5. MỞ TÀI KHOẢN ACBS TẠI ĐÂY
App giao dịch xuất thân từ chủ quản ngân hàng
làm sao để nhận chỉ báo đây sốp